Thư chào hàng là gì? Những mẹo hay bạn cần nên lưu ý

Thư chào hàng là gì? Thư chào hàng có thể là một khái niệm còn khá mới mẻ với nhiều nhà kinh doanh. Nhưng trên thực tế, thư ngỏ chào hàng đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc truyền tải thông điệp, tăng nhận diện thương hiệu hay mang về một khách hàng đầy tiềm năng.

Thư chào hàng là gì?

Thư chào hàng được xem là một phần của quá trình bán hàng, được thiết lập nhằm thuyết phục những khách hàng tiềm năng mua sản phẩm, dịch vụ cụ thể. Khác với các phương pháp bán hàng thông thường, thư ngỏ chào hàng thường đến tay khách hàng dưới dạng văn  bản hoặc email. Đây được xem là một trong những yếu tố không thể thiếu khi tiếp thị qua Internet.

Thư chào hàng là gì? Điều bạn cần biết
Thư chào hàng là gì?

Trên thực tế, mục đích cuối cùng của thư ngỏ chào hàng là thuyết phục người đọc mua những sản phẩm mà bạn muốn tiếp thị qua thư. Đó là lý do mà thư chào hàng cần đảm bảo được những yêu cầu tối thiểu, giúp người đọc hiểu được những lợi ích cụ thể mà họ đạt được khi mua hàng. Ví dụ như sản phẩm, dịch vụ của bạn có thể giải quyết được vấn đề hay nhu cầu như thế nào của người dùng.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh hàng tiêu dùng bạn nên học hỏi

Quy trình tạo nên một lá thư chào hàng

Thư chào hàng là gì?​ Xác định đối tượng khách hàng

Trước khi bắt đầu một lá thư chào hàng, hãy xác định rõ những gì mà bạn dự định sẽ quảng bá cũng như khách hàng mà bạn sẽ tiếp cận. Điều này có thể sẽ mất khá nhiều thời gian nhưng nếu không có sự chuẩn bị, thì việc tạo nên một lá thư kém hiệu quả là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Và nó khiến bạn mất hàng tá thời gian nhưng lại chẳng mang lại kết quả mà bạn cần.

Việc cá nhân hóa thư chào hàng của mình và gọi người đọc bằng tên sẽ giúp khách hàng cảm thấy tầm quan trọng cũng như giá trị của họ, từ đó có thể khiến họ lưu tâm và để ý đến thư ngỏ chào hàng của bạn.

Mục tiêu của thư chào hàng

Thư chào hàng là gì? Nhiều ý kiến cho rằng, thư chào hàng nhất thiết phải đưa ra hiệu quả mua hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của thư ngỏ chào hàng phụ thuộc rất nhiều vào mục đích tạo thư ngỏ của bạn. Đó có thể mục tiêu quảng bá thương hiệu, kích thích sự quan tâm hay khuyến khích mua hàng,…

4 phương pháp giúp bạn tìm kiếm khách hàng trên Facebook
Mục tiêu của thư chào hàng

Thư ngỏ chào hàng của bạn có thể không mang lại hiệu quả mua hàng ngay lập tức, tuy nhiên ít nhất bạn cần đảm bảo được 2 trong các mục tiêu chính là cung cấp cho người đọc đủ thông tin để nâng cao nhận diện thương hiệu của bạn.

Hãy đảm bảo rằng, người đọc có thể biết bạn là ai và hàng hóa, dịch vụ mà bạn cung cấp là gì. Bởi ở thời điểm này, họ có thể chưa cần hoặc không muốn những gì mà bạn cung cấp. Nhưng thư chào hàng của bạn có thể mang lại những tác động tích cực nếu nó thành công tạo ấn tượng với người đọc. Trong tương lai, họ hoàn toàn có thể trở thành những khách hàng tiềm năng của bạn trong tương lai.

>>>Xem thêm :Xây dựng thương hiệu cá nhân thành công và hiệu quả cho người mới

Trình bày thư

Tương tự như nhiều loại văn bản khác, thư chào hàng cũng cần có đầy đủ các phần mở đầu, nội dung chính và kết luận.

Tại phần mở đầu, thông thường sẽ là lời giới thiệu của bạn tới khách hàng, vì vậy hãy cho khách hàng biết lý do mà bạn gửi thư là gì. Và đừng quên thu hút sự chú ý của người đọc bằng một tiêu đề thật thu hút. Tiêu đề thường không giới hạn ký tự, do đó bạn có thể tận dụng điều này để trình bày các thông tin quan trọng và tăng khả năng mở thư với tiêu đề thật thu hút nhé.

Khái niệm chào hàng

Thư chào hàng là gì? Lần đầu tiên được sử dụng trong Luật thương mại năm 1997 và tiếp tục được quy định trong Luật thương mại năm 2005. Theo đó viêc chào hàng phải có các nội dung chủ yếu của hợp đồng mua bán hàng hoá như: tên hàng, số lượng, quy cách chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời gian giao nhận hàng. Chào hàng gồm chào bán hàng và chào mua hàng. Chào hàng có thể được thực hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể khác.

7 cách xây dựng mối quan hệ với khách hàng B2B hiệu quả
Khái niệm chào hàng

Thời hạn hiệu lực của chào hàng do bên chào hàng ấn định; nếu không ấn định thì thời hạn này là 30 ngày, kể từ ngày chào hàng được gửi đi. Bên chào hàng không được thay đổi hay rút lại chào hàng, trừ trường hợp trong chào hàng có nêu rõ điều kiện được thay đổi hoặc rút lại chào hàng hoặc bên được chào hàng chưa nhận được chào hàng. Chào hàng hết hiệu lực khi quá hạn hoặc khi bên được chào hàng thay đổi nội dung chủ yếu của chào hàng.

Qua bài viết trên đã cho các bạn biết về Thư chào hàng là gì? Những mẹo hay bạn cần nên lưu ý. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.

>>Xem thêm :Yếu tố trờ thành đại lý kinh doanh hiệu quả nhất

Mỹ Phượng-tổng hợp

Tham khảo ( duykiet, luatminhkhue, … )